NHẬN RA ĐAU KHỔ CỦA MỌI NGƯỜI
(RECOGNIZING THE SUFFERING OF OTHERS)
Sau khi phát triển ḷng thông cảm và sự gần gũi, việc rèn luyện quan trọng tiếp theo trong quá tŕnh tu dưỡng ḷng từ bi của chúng ta là việc hiểu biết tường tận bản chất của đau khổ . Ḷng từ bi của chúng ta đối với mọi người phải xuất phát từ hiểu biết về những đau khổ của mọi người. Một điều rất rơ ràng của quá tŕnh suy ngẫm về đau khổ đó là nó có khuynh hướng trở nên mạnh mẽ và hiệu quả hơn khi chúng ta tập trung vào chính đau khổ của chúng ta rồi sau đó mở rộng sang đau khổ của mọi người. Ḷng từ bi của chúng ta đối với mọi người tăng lên khi sự nhận biết của chúng ta về đau khổ của mọi người tăng lên.
Tất cả chúng ta đương nhiên có thiện cảm đối với những người đang gánh chịu những đau khổ về bệnh tật hoặc đau khổ khi mất mát người thân. Đây là một loại đau khổ, theo Phật giáo gọi là đau khổ của đau khổ.
Để có được ḷng từ bi đối với những người gặp phải những ǵ Phật giáo gọi là "đau khổ của sự đổi thay" th́ khó khăn hơn. "Đau khổ của sự đổi thay" xảy ra theo kỳ hạn. Nó có thể là sự thích thú về danh tiếng và của cải. Đây chính là loại đau khổ thứ hai. Khi chúng ta trông thấy mọi người thích thú với những thành công trần tục này, thay v́ cảm thấy thương xót, bởi v́ chúng ta biết chắc rằng niềm vui đó cuối cùng rồi cũng sẽ kết thúc và bỏ lại họ với sự thất vọng chán chường, thường th́ phản ứng của chúng ta là cảm thấy thán phục và đôi khi thậm chí là ganh tị. Nếu chúng ta thông hiểu thật sự về đau khổ và bản chất của đau khổ, chúng ta sẽ nhận ra rằng danh tiếng và của cải chỉ là tạm bợ và niềm vui mà chúng đem lại đương nhiên sẽ kết thúc, làm cho người ta phải đau khổ.
Cũng có một loại đau khổ thứ ba sâu sắc hơn, nó là sự đau khổ tinh vi nhất. Chúng ta liên tục phải gánh chịu những đau khổ này, nó là sản phẩm của ṿng luẩn quẩn. Bản chất của ṿng luẩn quẩn là chúng ta liên tục chịu ảnh hưởng của những suy nghĩ và những cảm xúc tiêu cực. Và khi chúng ta chịu sự ảnh hưởng đó, chính sự tồn tại của chúng ta là một h́nh thức đau khổ. Loại đau khổ này kéo dài suốt cuộc đời chúng ta, quay chúng ta trong cái ṿng luẩn quẩn của những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực và những hành vi phi đạo đức. Tuy nhiên, h́nh thức đau khổ này rất khó nhận ra. Nó không phải là một trạng thái đau khổ rơ rệt mà chúng ta gặp phải ở "đau khổ trong đau khổ", nó cũng không phải là điều trái ngược của danh tiếng và của cải như chúng ta gặp phải ở "đau khổ của sự đổi thay". Đau khổ tỏa khắp này là loại đau khổ sâu sắc nhất. Nó tràn ngập trong mọi khía cạnh của cuộc đời.
Một khi chúng ta trau dồi được sự thông hiểu sâu sắc về 3 mức độ đau khổ này qua sự từng trải của chúng ta, chúng ta dễ dàng tập trung t́m hiểu và nhận ra được 3 mức độ đau khổ của mọi người. Từ đó chúng ta phát triển ḷng mong ước mọi người thoát khỏi sự đau khổ.
Một khi chúng ta kết hợp được cảm xúc cảm thông của ḿnh đối với mọi người với sự thông hiểu sâu sắc về đau khổ mà họ gánh chịu, chúng ta có khả năng phát sinh ḷng từ bi chân thành đối với mọi người. Chúng ta phải thực hiện quá tŕnh này liên tục. Chúng ta có thể so sánh quá tŕnh này với việc chúng ta mồi lửa bằng cách cọ xát 2 viên đá với nhau. Để có thể cháy được, chúng ta biết rằng chúng ta phải duy tŕ được sự ma sát liên tục làm tăng nhiệt độ tới một mức mà gỗ có thể bén lữa. Tương tự, khi chúng ta cố gắng phát triển những phẩm chất tinh thần như ḷng từ bi, chúng ta phải thường xuyên áp dụng những kỹ thuật cần thiết để đạt được kết quả như mong muốn, chứ không phải cứ măi quanh quẩn với những phương pháp may rũi.
Trích từ TẤM L̉NG RỘNG MỞ
LUYỆN TẬP L̉NG TỪ BI TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY
Tác giả Dalai Lama - Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính
Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: An Open Heart Practicing Compassion in Everyday Life